Chân chống kiểu mới, dễ dùng hơn
Điểm khác biệt và đổi mới của Surface Pro 2 nằm ở phía sau, cụ thể là phần chân chống. Mình cũng có một khoảng thời gian dùng qua Surface Pro và thiết kế chân chống phía sau có đôi chút bất tiện bởi nó chỉ cho phép mở ra một góc cố định khá hẹp khiến màn hình nghiêng về sau khoảng 75 độ. Vì vậy, màn hình chỉ quan sát góc nhìn tốt và tư thế sử dụng máy thoải mái nếu đặt máy trên mặt bàn bằng phẳng. Thêm vào đó, góc mở hẹp cũng hạn chế việc thao tác trực tiếp trên màn hình và góc quan sát. Trên Surface Pro 2, Microsoft đã thiết kế lại phần chân chống và cho phép nó mở thêm 1 nấc nữa là 55 độ. Qua đó, khi đặt máy trên bàn hay trên đùi, mình có thể thao tác và gõ phím ảo trên màn hình dễ dàng hơn. Mặc dù đây là một thay đổi nhỏ nhưng rất quan trọng và ảnh hưởng đế trải nghiệm cũng như hiệu năng sử dụng máy. Một thay đổi nho nhỏ khác nữa giúp bạn phân biệt Surface Pro và Surface Pro 2 là logo Windows trên phần chân chống đã biến mất và thay vào đó là dòng chữ Surface rõ ràng, thanh thoát.
Màn hình, loa, camera … vẫn vậy!
Surface Pro 2 được trang bị màn hình cảm ứng 10 điểm, kích thước 10,6″ với tấm nền IPS và độ phân giải Full HD 1080p tương tự Surface Pro. Mặc dù Microsoft nói rằng họ đã tăng độ chính xác màu lên 46% nhưng so sánh giữa 2 chiếc máy thì mình chưa tìm ra điểm khác biệt đáng kể nào. Góc nhìn màn hình vẫn khá rộng ở 2 bên, đáp ứng nhu cầu chia sẻ nội dung tốt. Theo mình thì độ phân giải 1920 x 1080 px đã là đủ đối với một chiếc máy tính bảng 10,6″ như Surface Pro 2 bởi lẽ giao diện Modern của Windows 8 rất thân thiện với ngón tay nhưng các ứng dụng Desktop vẫn chưa tối ưu cho giao tiếp cảm ứng. Vì vậy, việc Microsoft trang bị thêm một chiếc bút Stylus đã giúp giải quyết được vấn đề ít nhiều. Nói về stylus thì chiếc bút đi kèm Surface Pro 2 cũng không khác gì Surface Pro. Bạn vẫn phải dắt chiếc bút vào cổng sạc bằng nam châm và nó vẫn … dễ rớt ra ngoài. Thiết nghĩ Microsoft nên bố trí thêm một ngạnh hay một vị trí nào đó trên Surface Pro thế hệ tiếp theo để người dùng có thể đem stylus theo tiện lợi hơn.
Loa của máy vẫn được thiết kế nằm ẩn bên trong và âm thoát ra ngoài qua khe hở tản nhiệt giữa mặt sau và cạnh máy. Có lẽ Microsoft đã không cải tiến gì về măt âm thanh trên Surface Pro 2 nên chất lượng âm thanh vẫn tương đồng giữa 2 phiên bản. Âm thanh rõ ràng nhưng hơi bé nếu so với một chiếc laptop và chấp nhận được nếu so với một chiếc máy tính bảng.
Tương tự Surface Pro, phiên bản Pro 2 được trang bị 2 camera và cả 2 đều có độ phân giải 720p. Webcam ở trước góc rộng, cho phép hội thoại video với nhiều người tốt hơn. Thế nhưng trải nghiệm chụp ảnh bằng camera sau lại không có gì thú vị. Góc chụp hẹp và chất lượng ảnh khá kém.
Mặt trước của Surface Pro 2 là một chiếc màn hình hiển thị cảm ứng 10,6 “, được bảo vệ bởi một lớp kính cường lực chống va đập tràn ra sát viền. Viền trên màn hình hiển thị vẫn là webcam 720 p, đối xứng bên dưới là nút Start cảm ứng. Tại những cạnh bên, vị trí những nút bấm và cổng tiếp xúc cũng được giữ nguyên giữa Surface Pro 2 và Surface Pro. Nút nguồn nằm lệch tại cạnh trên bên phải, phong cách thiết kế to và dễ bấm. Nút tăng giảm âm lượng, jack 3,5 mm, cổng USB 3.0 đặt tại cạnh trái trong khi cổng nguồn và khe cắm thẻ microSD đặt tại cạnh phải. Tại cạnh dưới vẫn là một cổng tiếp xúc 6 pin dành cho những loại Cover. Vì vậy, nếu đặt Surface Pro 2 bên cạnh Surface Pro và quan sát từ phía trước thì bạn chắc như đinh không hề nhận ra đâu là thế hệ mới và cũ .
Source: https://linkshay.com
Category: Review