The Tale of Kiều

đầu năm, muốn đọc một chút gì đó thật Việt Nam, muốn viết một chút gì đó của riêng Việt Nam, và “Truyện Kiều” có lẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất.
một cốc trà nóng, 3254 câu kiều, sáng mùng 2 nắng mơn man ngoài cửa, cuộc sống cứ như vậy hẳn tốt đẹp hơn rất nhiều. :)))
mình thực sự không hiểu, tại sao người ta đưa Kiều vào học từ lớp 10. Cái tuổi 15, nhìn đời còn chưa rõ, làm sao hiểu được hết cái giá trị của những vần thơ. Mình khi đó cũng vậy, chỉ thấy tiếng việt đẹp, nội dung thì chẳng thấu thị đượ

đầu năm, muốn đọc một chút gì đó thật Việt Nam, muốn viết một chút gì đó của riêng Việt Nam, và “Truyện Kiều” có lẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất.
một cốc trà nóng, 3254 câu kiều, sáng mùng 2 nắng mơn man ngoài cửa, cuộc sống cứ như vậy hẳn tốt đẹp hơn rất nhiều. :)))
mình thực sự không hiểu, tại sao người ta đưa Kiều vào học từ lớp 10. Cái tuổi 15, nhìn đời còn chưa rõ, làm sao hiểu được hết cái giá trị của những vần thơ. Mình khi đó cũng vậy, chỉ thấy tiếng việt đẹp, nội dung thì chẳng thấu thị được hết.
Mấy ai là người Việt mà không thuộc vài câu Kiều.
“trăm năm trăm cõi người ta
chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”
Hồi cấp 2, ở với ông, khi đó mỗi ngày nghe ông ngâm không biết bao nhiêu câu Kiều, từ chương này qua chương khác, khi ấy thấy yêu tha thiết tiếng Việt, như cái hồn Việt, cái giá trị xưa cũ của một dân tộc.
Hiếm có và có lẽ chẳng có một dân tộc nào ôm trong lòng một tuyệt tác đi sâu vào lời ăn tiếng nói, vào văn hóa sinh hoạt của nhiều thời đại đến vậy. Cái tài của Nguyễn Du ở chỗ, ông sử dụng nhiều từ thuần việt, hán việt, và hán việt được thuần hóa cho những trang thơ của mình. Chẳng từ nào lặp từ nào, chẳng ở đâu giống ở đâu.
cho đến bây giờ mình vẫn tiếc, tiếc vì học Kiều quá sớm mà không phải bây giờ hay khi mình lớn hơn chút nữa. Những gì được học ngày xưa giờ cũng chỉ còn nhớ mang máng, những giá trị nhân đạo hay hiện thực vẫn chưa hiểu hết, nên chỉ để 4 sao thôi, một ngày nào đó, khi mình đủ trải đời, đủ cảm nghiệm cuộc sống một cách sâu sắc thì có lẽ sẽ là 5 sao, không thể khác hơn.
ông mình từng bảo, sợ rằng một ngày nào đó, người ta không còn nhắc về Kiều với một niềm tự hào ngạo nghễ, không còn ai ngồi ngâm Kiều khi xuân sang, hạ đến, thu về, không còn ai buồn cho những nỗi buồn của Kiều nữa, như Nguyễn Du từng viết:
“chẳng biết ba trăm năm nữa
thiên hạ ai khóc Tố Như chăng?”
nhưng mình không nghĩ thế, như những đợt sóng, lớp này xô lớp kia, lớp trước xô lớp sau, một người có thể nhầm, một thời đại có thể nhầm, nhưng nhiều thời đại không thể nhầm. Truyện Kiều sẽ sống mãi, vì bởi:
“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn
Tiếng ta còn, nước ta còn.”

…more

Source: https://linkshay.com
Category: Review

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.